Các thủ tục hành chính để thành lập Doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương như thế nào?

172 lượt thích

Nếu bạn đang có kế hoạch thành lập một doanh nghiệp tư nhân thì đây là bài viết dành cho bạn.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn các bước cần thiết để thành lập một doanh nghiệp tư nhân; từ việc lên kế hoạch cho đến các thủ tục pháp lý cần thiết.

thành lập Doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương như thế nào?
Thành lập Doanh nghiệp tư nhân tại Bình Dương như thế nào?

Doanh nghiệp tư nhân là gì ?

Là một loại hình kinh doanh thuộc quyền sở hữu tư nhân; do một hoặc một nhóm cá nhân sở hữu và điều hành.

Người sở hữu tư nhân chịu trách nhiệm về các quyết định kinh doanh ; quản lý và hoạt động của doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp tư nhân có thể có nhiều hình thức pháp lý khác nhau, nhưng phổ biến nhất là doanh nghiệp tư nhân không có vốn pháp định riêng;

Nghĩa là người sở hữu và doanh nghiệp được xem là một thể thống nhất.

Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp tư nhân có quy mô nhỏ hơn các công ty lớn hoặc tập đoàn đa quốc gia; và có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau; từ sản xuất và dịch vụ đến thương mại và bất động sản.

Thành phần hồ sơ thành lập công ty tư nhân gồm có gì?

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp; (Phụ lục I-1)

– Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.

Cách đăng ký

Có 4 cách:

  1. Người thành lập doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp; nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp trực tiếp; tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
  2. Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (https://dangkykinhdoanh.gov.vn)
  3. Thông qua dịch vụ bưu chính công ích.
  4. Cách nhanh gọn và tiết kiệm thời gian nhất; là liên hệ với công ty Thái Sơn IDB để chúng tôi thay bạn thực hiện những thủ tục hành chính phức tạp.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục

Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được xem là hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:

  1. Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy; và được chuyển sang dạng văn bản điện tử.

Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy.

  1. Các thông tin đăng ký doanh nghiệp được nhập đầy đủ; và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử.
  2. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng; hoặc Tài khoản đăng ký kinh doanh của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện sau:

  1. 1. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh
  2. Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định tại các Điều 37, 38, 39 và 41 Luật Doanh nghiệp, lưu ý một số quy định như: XEM TẠI ĐÂY
  3. Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ tương ứng đối với loại hình doanh nghiệp như đã nêu tại Thành phần hồ sơ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật)
  4. Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật về phí và lệ phí.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880505
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com

 

Bài viết liên quan
Menu