Các loại mô hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay tại Việt Nam

1,880 lượt thích

CÁC LOẠI MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP

Theo ghi nhận tại luật doanh nghiệp 2014, có 5 loại hình doanh nghiệp chính . Mỗi loại hình doanh nghiệp lại có ưu nhược điểm khác nhau. Phụ thuộc vào nhu cầu, khả năng của cá nhân, tổ chức để lựa chọn mô hình thành lập phù hợp. Cùng doanhnghiepbd.com tìm hiểu thêm về 5 loại mô hình này nhé.

Các loại mô hình doanh nghiệp
Các loại mô hình doanh nghiệp

5 loại mô hình doanh nghiệp chính.

1. Doanh nghiệp tư nhân

Khái niệm:

Là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp
Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào
Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân
Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh
Không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần

Ưu điểm:

Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác,khách hàng, giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

Nhược điểm:

Do không có tư cách pháp nhân nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

Khái niệm:

Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu
Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Không được quyền phát hành cổ phần
Là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc cá nhân làm chủ sở hữu
Chủ sở hữu chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty
Có tư cách pháp nhân
Không được quyền phát hành cổ phần.

Ưu điểm:

Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên công ty chỉ có trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho chủ sở hữu
Cơ cấu tổ chức công ty đơn giản nhất trong các loại hình doanh nghiệp

Chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty
Chính chủ sở hữu là người phụ trách kế toán của doanh nghiệp mà không cần thuê người khác

Nhược điểm:

Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do chỉ có một thành viên và không có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu
Lương của chủ sở hữu không được tính vào chi phí của doanh nghiệp

3. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Khái niệm:

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức hoặc cá nhân
Thành viên không được quá 50 người
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp
Không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn

Thành viên phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp
Vốn điều lệ của công ty là tổng số vốn các thành viên cam kết góp vào công ty
Thành viên phải góp vốn đủ và đúng loại tài sản đã như đã cam kết khi đăng kí thành lập doanh nghiệp trong 90 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Ưu điểm:

Do có tư cách pháp nhân nên các thành viên trong công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào nên ít gây rủi ro cho người góp vốn
Số lượng thành viên không nhiều nên dễ quản lí và điều hành.

Nhược điểm:

Công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh
Việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

4. Công ty cổ phần

Khái niệm:

Công ty cổ phần là công ty mà trong đó:
Vốn điều lệ được chia thành nhiều thành phần bằng nhau gọi là cổ phần.
Cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân. Số lượng tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng tối đa.

Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm các khoản nợ và nghĩa vụ khác trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
Cổ đông có thể tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật doanh nghiệp
Có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.
Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.

Ưu điểm:

Độ rủi ro của cổ đông không cao khi chỉ cần chịu trách nhiệm và các khoản nợ liên quan trong phạm vi góp vốn.
Cơ cấu vốn của công ty cổ phần linh hoạt, tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty.
Công ty có thể gọi vốn linh hoạt thông qua việc phát hành cổ phiếu.( Đây là đặc điểm riêng của công ty cổ phần)
Chuyển nhượng cổ phần tương đối dễ dàng.

Nhược điểm:

Do số lượng thành viên đông nên việc quản lí và điều hành tương đối phức tạp.
Việc thành lập cty CP cũng khó khăn hơn các loại hình công ty khác. Do việc ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt là chế độ tài chính, kế toán.
Chỉ những cổ đông sáng lập mới hiển thị thông tin trên hệ thống đăng kí doanh nghiệp quốc gia.
Khi chuyển nhượng cổ đông bị áp thuế thu nhập cá nhân theo chuyển nhượng chứng khoán là 0.1% (dù công ty không có lãi).

5. Công ty hợp danh

Khái niệm:

Phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty, cùng nhau kinh doanh dưới 1 tên chung(thành viên hợp danh).
Ngoài các thành viên hợp danh, có thể có thành viên góp vốn.
Thành viên hợp danh phải là cá nhân có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp. Phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghãi vụ công ty.

Thành viên góp vốn chỉ cần chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.

Thành viên hợp danh được quyền quản lí công ty, tiến hành kinh doanh nhân danh công ty.

Chịu trách nhiệm về các  nghĩa vụ công ty. Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề của công ty.

Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty.

Không được tham gia quản lí công ty cũng như các hoạt động kinh doanh của công ty.

Ưu điểm:

Kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người.
Dễ dàng tạo được sự tin cậy của các đối tác kinh doanh.
Quản lí dễ dàng với số lượng thành viên ít nhưng rất có uy tín và trình độ chuyên môn cao.

Nhược điểm:

Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh khá cao.
Thành viên góp vốn không có quyền tham gia vào việc quản lí, cũng như hoạt động kinh doanh của công ty.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Bình Dương: xem thêm.

Dịch vụ thành lập công ty tại Bình Dương:

1. Đăng kí giấy phép kinh doanh tại Bình Dương cho tất cả các loại mô hình

2. Báo cáo thuế

  • Thuế môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Xem chi tiết các loại thuế phải nộp tại đây.

3. Thay đổi nội dung đăng kí kinh doanh tại Tân Uyên

  • Thủ tục thay đổi Giấy phép kinh doanh
  • Thay đổi chủ quan
  • Thay đổi khách quan
  • Xem chi tiết tại đây

4. Quý doanh nghiệp cần chuẩn bị

  • Tên công ty
  • Địa chỉ công ty
  • Vốn đăng ký kinh doanh
  • Nghành nghề dự kiến
  • Thông tin trên chứng minh người tham gia góp vốn
  • Tỷ lệ vốn góp, cử đại diện trước pháp luật hoặc chủ tịch công ty
  • Ngành nghề công ty hoạt động. ( Tra cứu )

5. Quý doanh nghiệp sử dụng đăng ký kinh doanh tại Tân Uyên của chúng tôi sẽ nhận được những gì:

  • Giấy phép đăng kí kinh doanh
  • Con dấu và công bố mẫu con dấu
  • Tất cả chỉ sau 3 ngày nộp hồ sơ
  • Hồ sơ đúng với các quy định của pháp luật, không phải đi lại => tiết kiệm và tối ưu hóa thời gian để làm việc khác.

6. Dịch vụ đăng ký kinh doanh tại Tân Uyên của chúng tôi cam kết

  • Luôn luôn hỗ trợ tư vấn 24/24
  • Nhận trả hồ sơ đúng hẹn
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo

Xem thêm:

Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880.505

Hotline0819.880.505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com

 

 

 

Bài viết liên quan
Menu