Vốn điều lệ là gì?

216 lượt thích

Vốn điều lệ là gì?

vốn điều lệ

Bản chất và vai trò của vốn điều lệ

Ngày 26/11/2014, Luật Doanh nghiệp sửa đổi đã được Quốc hội biểu quyết thông qua thay thế cho Luật Doanh nghiệp năm 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015. Một trong những điểm thay đổi nổi bật của Luật Doanh nghiệp 2014 là những quy định liên quan đến vốn điều lệ cũng như thủ tục góp vốn và đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Những quy định này đã xử lý được bất cập về tình trạng vốn “ảo”, vốn “khống” hay những tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông công ty về tỷ lệ góp vốn, tỷ lệ sở hữu cổ phần trong công ty. Bài viết dưới đây sẽ phân tích bản chất của vốn điều lệ và vai trò của vốn điều lệ theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014.

1. Vốn điều lệ là vốn thực góp

Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:

  • Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh
  • Là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

Như vậy, chỉ có tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp:

  • Vốn điều lệ mới là số vốn mà các thành viên, cổ đông cam kết góp/đăng ký mua vào công ty

Nếu sau thời hạn nêu trên mà thành viên, cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết góp/đăng ký mua:

  • Công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị thực góp.

Đối với loại hình công ty cổ phần, Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể, rõ ràng và thống nhất các khái niệm về vốn đối với công ty cổ phần. Theo đó:

  • Vốn điều lệ công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán các loại
  • Cổ phần đã bán là số cổ phần được quyền chào bán đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty
  • Cổ phần được quyền chào bán của công ty cổ phần là tổng số cổ phần các loại mà Đại hội đồng cổ đông quyết định sẽ chào bán để huy động vốn
  • Cổ phần chưa bán là cổ phần được quyền chào bán và chưa được thanh toán.

2. Đặc điểm của vốn điều lệ

a) Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong một thời hạn nhất định

Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã quy định thống nhất về thời hạn góp vốn điều lệ đối với các loại hình doanh nghiệp:

  • Việc góp vốn của các thành viên phải được hoàn thành trong 90 ngày.
  • Nếu chưa góp hoặc góp chưa đủ, thành viên phải cam kết chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn đã cam kết
  • Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập trước ngày 01/7/2015, thời hạn góp vốn thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty.

b) Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau

Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định cụ thể các loại tài sản được sử dụng để góp vốn vào công ty:

  • Theo đó, tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam
  • Ngoại tệ tự do chuyển đổi
  • Vàng
  • Giá trị quyền sử dụng đất
  • Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật
  • Các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Riêng đối với quyền sở hữu trí tuệ, Luật cũng quy định rõ quyền sở hữu trí tuệ được sử dụng để góp vốn:

  • Bao gồm quyền tác giả
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả
  • Quyền sở hữu công nghiệp
  • Quyền đối với giống cây trồng và các quyền sở hữu trí tuệ khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
  • Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp đối với các quyền nói trên mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn.

3.Về vai trò của vốn điều lệ

Một trong những ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ:

  • Là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên
  • Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các thành viên

Dịch vụ Đăng ký kinh doanh của công ty chúng tôi bao gồm:

1. Đăng kí giấy phép kinh doanh cho tất cả các loại mô hình

  • Công ty TNHH một thành viên
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Công ty cổ phần
  • Doanh nghiệp tư nhân
  • Xem chi tiết ưu nhược điểm từng loại hình tại đây

2. Báo cáo thuế

  • Thuế môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Thuế thu nhập cá nhân
  • Xem chi tiết các loại thuế phải nộp tại đây.

3. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

  • Thủ tục thay đổi Giấy phép kinh doanh
  • Thay đổi chủ quan
  • Thay đổi khách quan
  • Xem chi tiết tại đây

4. Quý doanh nghiệp cần chuẩn bị

  • Tên công ty
  • Địa chỉ công ty
  • Vốn đăng ký kinh doanh
  • Nghành nghề dự kiến
  • Thông tin trên chứng minh người tham gia góp vốn
  • Tỷ lệ vốn góp, cử đại diện trước pháp luật hoặc chủ tịch công ty
  • Ngành nghề công ty hoạt động. ( Tra cứu )

5. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi sẽ nhận được những gì:

  • Giấy phép đăng kí kinh doanh
  • Con dấu và công bố mẫu con dấu
  • Tất cả chỉ sau 3 ngày nộp hồ sơ
  • Hồ sơ đúng với các quy định của pháp luật, không phải đi lại => tiết kiệm và tối ưu hóa thời gian để làm việc khác.

6. Dịch vụ của chúng tôi cam kết

  • Luôn luôn hỗ trợ tư vấn 24/24
  • Nhận trả hồ sơ đúng hẹn
  • Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, chu đáo

Xem thêm:

Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880.505

Hotline0819.880.505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com

 

Bài viết liên quan
Menu