Chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (LHDN) sau một thời gian hoạt động khi công ty có sự thay đổi về thành viên, cổ đông là điều thường thấy trong các công ty.
Lý do doanh nghiệp chuyển đổi loại hình
Mở rộng quy mô hoạt động:
Chuyển đổi công ty cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô kinh doanh; và thu hẹp phạm vi trách nhiệm cá nhân. Công ty có thể tăng cường vốn; và thu hút đầu tư từ các cổ đông mới để phát triển mạnh mẽ hơn.
Bảo vệ tài sản cá nhân:
Chuyển đổi thành công ty giúp bảo vệ tài sản cá nhân của chủ sở hữu doanh nghiệp. Trong trường hợp phá sản hoặc tranh chấp pháp lý; công ty độc lập pháp nhân giúp ngăn chặn rủi ro tài chính cá nhân.
Quản lý dễ dàng hơn:
Công ty có một cơ cấu quản lý chuyên nghiệp hơn; với các bộ phận riêng biệt như ban giám đốc; ban điều hành và cổ đông. Điều này giúp tăng tính chuyên nghiệp trong quản lý; và tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân công trách nhiệm và quản lý nhân viên.
Nâng cao uy tín và tín dụng:
Công ty thường được xem là có uy tín và đáng tin cậy hơn so với doanh nghiệp cá nhân. Việc chuyển đổi thành công ty có thể cung cấp lợi thế về tín dụng; thu hút các đối tác kinh doanh và khách hàng mới.
Đặt cơ sở cho mở rộng quốc tế:
Đối với các doanh nghiệp có ý định mở rộng quốc tế; chuyển đổi thành công ty là bước quan trọng để thuận tiện cho việc đầu tư; và kinh doanh ở nước ngoài.
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 45; kể từ ngày xảy ra sự kiện.
Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa); mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi; thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp; doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm.
Về vấn đề sử dụng hóa đơn
Khi thay đổi LHDN thì tên doanh nghiệp sẽ được thay đổi theo loại hình chuyển đổi sang; mà không làm thay đổi mã số thuế và cơ quan quản lý thuế trực tiếp.
Đối với các số hoá đơn đã thực hiện thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng hết; có in sẵn tên trên tờ hoá đơn. Trong trường hợp doanh nghiệp vẫn có nhu cầu sử dụng hóa đơn đã đặt in; thì cần thì phải thực hiện:
- Đóng dấu tên, địa chỉ mới vào bên cạnh tiêu thức tên, địa chỉ đã in sẵn để tiếp tục sử dụng;
- Gửi Thông báo điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp (mẫu số 3.13 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Trong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục sử dụng số hóa đơn đã phát hành nhưng chưa sử dụng hết thì thực hiện như sau:
- Thông báo không tiếp tục sử dụng hóa đơn, sau đó thực hiện thủ tục hủy hóa đơn chưa sử dụng và thông báo kết quả huỷ hoá đơn với cơ quan thuế;
- Làm thủ tục Thông báo phát hành hóa đơn mới đến cơ quan thuế theo quy định.
Doanh nghiệp có phải thay đổi dấu doanh nghiệp và thông báo thay đổi hay không?
Theo quy định pháp luật hiện hành thì doanh nghiệp có quyền quyết định nội dung dấu của doanh nghiệp; mà không bắt buộc phải thể hiện nội dung tên doanh nghiệp; và mã số doanh nghiệp như trước đây. Nhưng thông thường doanh nghiệp vẫn sẽ ghi nhận các nội dung này trên con dấu của bên mình.
Cùng với đó, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng bãi bỏ quy định phải thực hiện thông báo mẫu con dấu; với Phòng Đăng ký kinh doanh trước khi sử dụng.
Như vậy, nếu con dấu có ghi nhận nội dung tên doanh nghiệp thì khi chuyển đổi loại hình công ty; doanh nghiệp nên thực hiện thay đổi mẫu con dấu để đảm bảo sự đồng nhất trong thông tin doanh nghiệp; thuận tiện trong các giao dịch và tránh gây nhầm lẫn.
Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty; hoặc quy chế do doanh nghiệp ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.
Thay đổi thông tin các tài sản đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp
Theo phân tích nêu trên; khi thay đổi loại hình doanh nghiệp sẽ dẫn đến thay đổi tên doanh nghiệp; các tài sản đăng ký sở hữu bởi doanh nghiệp cũng phải thay đổi, cập nhật theo tên mới.
Như vậy, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
- Đối với giấy chứng nhận đăng ký xe, biển số xe: thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đăng ký xe khi thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe).
- Đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: đăng ký biến động đất đai; nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thông báo về việc thay đổi với cơ quan có liên quan
Tên doanh nghiệp sẽ được thay đổi khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi loại hình công ty. Việc thay đổi tên doanh nghiệp không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp.
Để các tổ chức, cá nhân có liên quan cập nhật sự thay đổi thông tin của doanh nghiệp; thì phía doanh nghiệp nên thực hiện thông báo đến các cơ quan đó về việc thay đổi tên doanh nghiệp; cũng như sự chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của bên mình.
Các cơ quan có liên quan bao gồm: cơ quan thuế, ngân hàng, bảo hiểm, đối tác kinh doanh và các cơ quan quản lý chuyên ngành…
Tìm hiểu thêm về thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
Hỗ trợ doanh nghiệp với Dịch vụ của Thái Sơn IDB
Để không tốn thời gian tìm hiểu về quy trình thủ tục ; dẫn đến phát sinh chi phí; mắc phải những sai lầm không đáng có ; tốn kém thời gian vàng bạc của cá nhân.
Lựa chọn tốt nhất chính là liên hệ CTY Thái Sơn IDB để được tư vấn miễn phí, chi tiết, nhanh chóng, đúng luật.
CTY chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp nhằm:
- Tư vấn mọi vấn đề thắc mắc của quý Doanh Nghiệp. (Miễn phí)
- Ký nhận hồ sơ, giấy phép tại nhà.
- Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đi lại.
- Tư vấn miễn phí tất cả các lĩnh vực liên quan.
- Đồng hành trọn đời cùng Doanh nghiệp.
Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:
CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN: 3702.880505
Hotline: 0819.880505
Website: doanhnghiepbd.com
Email: thutuc.gpkd@gmail.com