Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả?
Muốn việc kinh doanh được diễn ra thuận lợi, hiệu quả thì luôn phải có một nền tảng tốt. Vậy như thế nào là nền tảng tốt? Làm như thế nào để việc kinh doanh được nhà nước công nhận là hợp pháp? Các bí quyết trong bài viết này sẽ trả lời cho câu hỏi Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả?
1. Luôn luôn vạch ra một kế hoạch cụ thể trước khi bắt tay vào làm
Để bắt đầu một công việc kinh doanh là không hề dễ dàng. Một bản kế hoạch cụ thể sẽ giúp bạn có một cái nhìn cụ thể và tổng quan về các vấn đề gặp phải. Vạch ra một hướng đi rõ ràng trong tương lai
Để có một bản kế hoạch hữu dụng. Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi khác nhau. Hoặc những vấn đề sẽ gặp phải như :
- Mặt hàng mình kinh doanh có thế mạnh gì?
- Thời điểm này là thích hợp cho mặt hàng này không?
- Khoanh vùng đối tượng bạn cho rằng sẽ trở thành khách hàng của mình
- Cần làm gì để hợp pháp hóa với cơ quan nhà nước?
- Cách thức kinh doanh ra sao?
- Mô hình kinh doanh là gì?
- Vốn đầu tư ban đầu sẽ là bao nhiêu?
- v.v…
2. Cân đối giữa việc thu và chi
Việc cân đối thu chi cũng là một vấn đề bạn cần đặc biệt quan tâm. Hầu hết các trường hợp kinh doanh thất bại đêu xuất phát từ việc thu chi không hợp lý. Bạn cần hiểu rõ rằng mình nên chi mạnh tay ở phần nào, tiết kiệm chi phí ra sao. Nhằm cân bằng giữa việc thu và chi khi hoạt động kinh doanh.
Bên cạnh đó lựa chọn phương pháp quản lý thu và chi cũng cần lưu ý. Có thể dùng sổ sách, hay sử dụng các phần mềm, ứng dụng để theo dõi.
3. Nghiên cứu giá cả thị trường
Để đưa ra những mức giá khác nhau cho từng sản phẩm không hề đơn giản mà phải dựa trên rất nhiều yếu tố khác nhau. Điều này đòi hỏi có một chiến lược nghiên cứu thật cụ thể và bài bản. Bạn hãy cân nhắc kỹ về tính phổ biến hay độc nhất của sản phẩm, chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm nhập về, mức giá cạnh tranh trên thị trường, địa điểm bán hàng có thuận lợi không…
4. Hợp pháp hóa bằng cách đăng ký kinh doanh
Để nhận được những quyền và lợi ích hợp pháp. Người dân cần thông báo đến cơ quan chức năng về hoạt động kinh doanh của mình. Dù là kinh doanh dưới mô hình nào cũng cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Trước tiên bạn phải biết được mô hình kinh doanh nào phù hợp với bản thân.
Sau khi đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với hoạt động kinh doanh. Quý doanh nghiệp cần lưu ý đến các vấn đề sau.
Về cách đặt tên công ty
- Nên chọn tên dễ nhớ, dễ phát âm, ấn tượng
- Nên chọn tên có gắn với yếu tố nhắc nhớ, sang trọng, đẹp và có ý nghĩa tích cực. Ví dụ: Venus Spa, Ánh Ban Mai, Bình Minh,…
- Tên riêng của công ty chỉ nên có từ 2-4 chữ (2-3 chữ là tốt nhất) và từ 2 – 4 âm đối với tên công ty đặt theo tiếng Anh.
- KHÔNG dùng các từ tối nghĩa, có ý nghĩa xúc phạm, tục tĩu hay tiếng lóng
- Chú ý về chính tả vì tiếng Việt rất đa dạng và phong phú.
(Căn cứ khoản 1 điều 39 Luật Doanh Nghiệp 2014)
- TÊN CÔNG TY = LOẠI HÌNH CÔNG TY + TÊN RIÊNG
- Công ty cổ phần, sẽ được viết như sau: “Công ty Cổ Phần” hoặc”Công ty CP”
Về trụ sở
Trụ sở chính của công ty phải có địa chỉ xác định bởi:
- Số nhà ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Số điện thoại hoặc fax( nếu có).
Lưu ý : Theo Luật nhà ở năm 2014 trụ sở công ty TNHH một thành viên không được đặt tại căn hộ chung cư. Diện tích thuộc nhà chung cư trừ trường hợp trụ sở đặt tại phần Trung tâm thương mại và/hoặc văn phòng của các tòa nhà hỗn hợp (Trung tâm thương mại/văn phòng và nhà ở).
Đối với nhà chung cư, công ty chỉ được đặt trụ sở tại phần Trung tâm Thương mại/Văn phòng của tòa nhà.
Về ngành nghề kinh doanh
Chủ sở hữu Công ty lựa chọn ngành kinh tế cấp bốn trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg để đăng ký. Công ty có thể ghi ngành nghề kinh doanh chi tiết hơn ngay dưới ngành cấp bốn.
Đối với những ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác. Thì ngành, nghề kinh doanh được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Về vốn điều lệ
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.
Hiện tại, không có quy định mức vốn điều lệ tối thiểu phải góp khi thành lập doanh nghiệp. Trừ một số trường hợp mà pháp luật có quy định doanh nghiệp phải đảm bảo số vốn tối thiểu để hoạt động trong ngành, nghề đó.
2. Đăng ký hộ kinh doanh
- Xem chi tiết tại đây: Đăng ký hộ kinh doanh
Dịch vụ Đăng ký kinh doanh của chúng tôi
Chúng tôi sẽ thay mặt quý doanh nghiệp thực hiện tất cả công việc sau:
- Tư vấn tất cả các nội dung liên quan đến việc thành lập công ty
- Soạn thảo tất cả các giấy tờ liên quan về việc mở công ty theo quy định của pháp luật
- Hoàn thành thủ tục mở công ty trong thời gian sớm nhất
- Khắc dấu và công bố mẫu dấu lên cổng thông tin quốc gia
- Hỗ trợ khai báo thuế ban đầu
- Giao kết quả tại nhà
Quý doanh nghiệp chỉ cần cung cấp :
- Giấy CMND photo công chứng
- Thông tin chính xác : tên công ty, địa chỉ, điều lệ,…
- Giấy tờ liên quan khác
Kết quả quý doanh nghiệp nhận được:
- Giấy phép đăng kí kinh doanh
- Con dấu và công bố mẫu con dấu
- Tất cả chỉ sau 3 ngày nộp hồ sơ
Công ty chúng tôi cam kết:
- Tư vấn nhiệt tình và giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng
- Uy tín, chuyên nghiệp, đúng hẹn
- Giao kết quả tận nhà
- Thanh toán sau khi xong việc
- Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu
Các ngành nghề hot có thể tham khảo
Trên đây là bài viết về Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả? Hy vọng sẽ giup ích được cho bạn khi khởi nghiệp. Chúc bạn thành công.
Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:
CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN: 3702.880.505
Hotline: 0819.880.505 – 0976.645.466
Website: doanhnghiepbd.com
Email: thutuc.gpkd@gmail.com