Cần Làm Những Gì Sau Khi Đăng Ký Doanh Nghiệp

Cần Làm Những Gì Sau Khi Đăng Ký Doanh Nghiệp ?

Nghĩa vụ sau khi đăng ký doanh nghiệp

Sau khi đăng ký Doanh Nghiệp tại phòng Đăng Ký Kinh Doanh, Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh. Quý Doanh Nghiệp sẽ được cấp Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Doanh Nghiệp. Mọi thông tin Doanh nghiệp sẽ được đăng tải công khai minh bạch trên cổng thông tin quốc gia : dangkykinhdoanh.gov.vn .

Như vậy Doanh Nghiệp đã được đăng ký và có tư cách pháp nhân riêng. Việc đầu tiên là Doanh Nghiệp cần Khắc mẫu dấu riêng cho công ty theo Điều 44 Luật Doanh Nghiệp 2014. Đồng thời Doanh Nghiệp có Nghĩa vụ phải thông báo mẫu dấu cho phòng ĐKKD .

Thành lập Tài khoản Ngân hàng cho Doanh Nghiệp

Doanh nghiệp cần đăng ký 1 tài khoản ngân hàng cho Công ty. Tại ngân hàng do Doanh nghiệp chọn để hợp tác
Nhằm công khai minh bạch và sự tiện lợi cho Doanh nghiệp. Việc thu thuế, đóng bảo hiểm xã hội, trả lương nhân viên… sẽ được nộp trực tiếp thông qua tài khoản Ngân Hàng.

Đăng ký mua chữ ký số điện tử / Token

Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, giao dịch chứng khoán điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính… mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty. Gần đây chữ ký số còn có thể giao dịch trong lĩnh vực kê khai bảo hiểm xã hội điện tử.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể dùng chữ ký số để ký hợp đồng với các đối tác làm ăn trực tuyến mà không cần gặp nhau. Chỉ cần ký vào file hợp đồng và gửi qua email.

Chữ ký số điện tử là thiết bị đảm bảo an toàn và chính xác, có tính bảo mật và toàn vẹn dữ liệu cao, là bằng chứng chống chối bỏ trách nhiệm trên nội dung đã ký, giúp cá nhân/cơ quan/tổ chức yên tâm hơn với giao dịch điện tử của mình.

Sau Khi Đăng Ký Doanh Nghiệp
Sau Khi Đăng Ký Doanh Nghiệp

Thực hiện nghĩa vụ thuế sau khi đăng ký doanh nghiệp

1. Lệ phí môn bài

Sau khi đăng ký doanh nghiệp, Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp tờ khai, kèm đóng thuế môn bài theo mức phí quy định, trong vòng 30 ngày. Tính từ ngày thành lập doanh nghiệp

Theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP, mức nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp sẽ căn cứ vào mức vốn điều lệ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuốngLệ phí môn bài là 02 triệu đồng/năm
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồngLệ phí môn bài là 03 triệu đồng/năm
Mức Thuế môn bài cho Doanh Nghiệp


Tuy nhiên, từ năm 2018, theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ được miễn lệ phí môn bài trong 03 năm đầu.

2. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp   =              Thu nhập tính thuế      x            Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp     

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được căn cứ vào doanh thu của doanh nghiệp trong năm.

Doanh thu đến 20 tỷ đồngThuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%
Doanh thu từ trên 20 tỷ đồngThuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%;
Riêng doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại Việt NamThuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 32% – 50%.

Riêng với doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ năm 2018, sẽ được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn mức thuế suất thông thường nêu trên (theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017). 

3.  Thuế giá trị gia tăng

Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008 quy định: Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Riêng doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Phương pháp khấu trừ: Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

Phương pháp trực tiếp: Số thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa đó.

Trong đó, thuế suất thuế GTGT đối với các doanh nghiệp dao động ở các mức 0% – 5% – 10% (tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của doanh nghiệp).

4. Thuế xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu phải chịu các loại thuế này.

Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016, hai loại thuế này áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %; phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp.

– Với phương pháp tính thuế theo tỷ lệ %: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ % của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

Trong đó, thuế suất được xác định theo từng mặt hàng chịu thuế, quy định tại Phụ lục 1, Thông tư 182/2015/TT-BTC.

– Với phương pháp tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp: Số tiền thuế được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế.

5. Thuế tài nguyên

Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khai thác tài nguyên theo Điều 2 Luật Thuế tài nguyên năm 2009 (như khai thác khoáng sản kim loại, không kim loại, dầu thô…) phải nộp thuế tài nguyên.

Số tiền thuế tài nguyên   =     Sản lượng tài nguyên tính thuế       x            Giá tính thuế x thuế suất        

6. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt phải đóng loại thuế này theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 như: Thuốc lá, rượu, bia, xe ô tô dưới 24 chỗ…

Số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt        x      Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Hãy để chúng tôi thay mặt bạn hỗ trợ và hoàn thành những thủ tục cần thiết để Doanh Nghiệp Hoạt Động

Hỗ trợ mọi thủ tục Sau Khi Đăng Ký Doanh Nghiệp

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.8805005
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com