Có một số điểm khác nhau giữa Công ty (CTY) Một thành viên và Công ty Hai thành viên trở lên; cả hai loại doanh nghiệp đều có những lợi thế và nhược điểm riêng của mình. Quyết định thành lập doanh nghiệp nào phù hợp với mục đích kinh doanh của bạn; cần được cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể .
Khái niệm công ty
CTY một thành viên là gì?
Theo điều 74 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14
1. CTY trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.
2. CTY trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. CTY trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được phát hành cổ phần.
4.CTY trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này.
CTY hai thành viên trở lên là gì?
Theo điều 46 Luật Doanh Nghiệp 2020 số 59/2020/QH14
1. CTY trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân.
2. CTY trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. CTY trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được phát hành cổ phần.
4. CTY trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này.
Có một số điểm khác nhau giữa việc thành lập CTY một thành viên và CTY hai thành viên trở lên:
Số lượng thành viên:
CTY một thành viên chỉ có một chủ sở hữu duy nhất.
Trong khi CTY hai thành viên trở lên có ít nhất hai chủ sở hữu.
Trách nhiệm và rủi ro:
Trong CTY một thành viên, chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ trách nhiệm và rủi ro kinh doanh.
Trong CTY hai thành viên trở lên, trách nhiệm và rủi ro được chia sẻ giữa các chủ sở hữu.
Quyền lực và quản lý:
Trong CTY một thành viên, chủ sở hữu có quyền kiểm soát hoạt động của CTY; và đưa ra các quyết định.
Trong CTY hai thành viên trở lên, quyền lực và quản lý phụ thuộc vào phân phối vốn; và các quy định bởi các quy định của CTY.
Thuế:
CTY một thành viên và công ty hai thành viên trở lên đều phải trả thuế.
Tuy nhiên, CTY một thành viên có thể được miễn thuế tùy theo quy định tại địa phương.
Phân chia lợi nhuận:
Trong CTY một thành viên, chủ sở hữu có toàn quyền quyết định việc phân chia lợi nhuận.
Trong CTY hai thành viên trở lên, phân chia lợi nhuận phụ thuộc vào phân phối vốn và các quy định bởi các quy định của CTY.
Thủ tục thành lập:
Thủ tục thành lập CTY một thành viên thường đơn giản hơn so với CTY hai thành viên trở lên; do không cần phải xử lý các vấn đề phân phối vốn và quản lý giữa các chủ sở hữu khác nhau.
Thủ tục thành lập CTY TNHH Một thành viên
Các hồ sơ thông tin cần để Đăng ký
Thông tin đăng ký CTY Một Thành Viên
- Tên Doanh Nghiệp.
- Thông Tin đăng ký doanh nghiệp ( số điện thoại; Mail; Fax; Website )
- Địa chỉ trụ sở chính.
- Ngành nghề CTY kinh doanh.
- Vốn điều lệ CTY.
- Thông tin Người đại diện pháp luật
- Thông tin Chủ sở hữu.
Hồ sơ đăng ký CTY Một Thành Viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp ( Phụ luc I-2 ).
- Điều lệ CTY theo luật DN 2020.
- Giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ sở hữu, người đại diện pháp luật.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu là tổ chức.
Thủ tục thành lập CTY TNHH hai thành viên trở lên
Các hồ sơ thông tin cần để Đăng ký
Thông tin đăng ký CTY Hai Thành Viên
- Tên Doanh Nghiệp.
- Thông Tin đăng ký doanh nghiệp ( số điện thoại; Mail; Fax; Website )
- Địa chỉ trụ sở chính.
- Ngành nghề CTY kinh doanh.
- Vốn điều lệ CTY.
- Thông tin Người đại diện pháp luật
- Thông tin Các thành viên.
- Thông tin tỉ lệ vốn góp của từng thành viên
Hồ sơ đăng ký CTY Hai Thành Viên
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục I-3);
- Điều lệ CTY (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp) (Điều lệ tham khảo);
- Danh sách thành viên (có đầy đủ chữ ký) (Phụ lục I-6)
- Giấy tờ pháp lý cá nhân của Thành viên, người đại diện pháp luật.
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài.
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức.
Thành lập doanh nghiệp với Dịch vụ của Thái Sơn IDB
Để không tốn thời gian tìm hiểu về quy trình thủ tục ; dẫn đến phát sinh chi phí; mắc phải những sai lầm không đáng có khi muốn thành lập doanh nghiệp; tốn kém thời gian vàng bạc của cá nhân.
Thêm vào đó, nếu bạn vẫn còn phân vân lựa chọn giữa hai loại hình doanh nghiệp trên.
Lựa chọn tốt nhất chính là liên hệ CTY Thái Sơn IDB để được tư vấn miễn phí, chi tiết, nhanh chóng, đúng luật.
CTY chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp nhằm:
- Tư vấn mọi vấn đề thắc mắc của quý Doanh Nghiệp. (Miễn phí)
- Ký nhận hồ sơ, giấy phép tại nhà.
- Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đi lại.
- Tư vấn miễn phí tất cả các lĩnh vực liên quan.
- Đồng hành trọn đời cùng Doanh nghiệp.
Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:
CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN: 3702.880505
Hotline: 0819.880505
Website: doanhnghiepbd.com
Email: thutuc.gpkd@gmail.com