So sánh giữa sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp phát triển và mở rộng; một trong những quyết định quan trọng nhất mà họ phải đối mặt là liệu có nên sáp nhập hoặc hợp nhất với các công ty khác hay không.

Sáp nhập và hợp nhất là hai khái niệm phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh; nhưng chúng có những khác biệt cơ bản và mang lại những lợi ích riêng.

So sánh giữa sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là gì? (A + B =C)

Hợp nhất là trường hợp hai hoặc nhiều công ty hợp nhất thành một công ty mới và chấm dứt sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Sáp nhập doanh nghiệp là gì? (A + B =B)

Sáp nhập là trường hợp một hoặc một số công ty có thể sáp nhập vào một công ty khác; bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập; đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

So sánh giữa hợp nhất và sáp nhập công ty

Điểm giống nhau

Đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp;

Đều chấm dứt sự tồn tại của công ty bị hợp nhất, sáp nhập;

Công ty hợp nhất hoặc sáp nhập được hưởng quyền và lợi ích hợp pháp; chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ; các khoản nợ chưa thanh toán; hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất, sáp nhập.

Điểm khác nhau

Hợp nhất doanh nghiệp

Cách thức thực hiện

Các công ty mang quyền, nghĩa vụ và tài sản của mình gộp chung lại thành một công ty  mới

Hệ quả pháp lý

Sau khi hợp nhất sẽ tạo ra một công ty mới và đồng thời chấm dứt hoàn toàn sự tồn tại của các công ty bị hợp nhất.

Trách nhiệm pháp lý

Công ty mới sau khi hợp nhất hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm thực hiện toàn bộ các nghĩa vụ của các công ty bị hợp nhất.

Thủ tục sau thay đổi

Phải thực hiện đăng ký kinh doanh cho công ty mới

Căn cứ vào Điều 200 Luật Doanh nghiệp 2020

Sáp nhập doanh nghiệp

Cách thức thực hiện

Công ty chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang công ty nhận sáp nhập

Hệ quả pháp lý

Sau khi sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập giữ nguyên và chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập

Trách nhiệm pháp lý

Công ty nhận sáp nhập được nhận toàn bộ tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của các công ty bị sáp nhập chuyển sang.

Thủ tục sau thay đổi

Công ty nhận sáp nhập thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh

Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020

Hỗ trợ doanh nghiệp với Dịch vụ của Thái Sơn IDB

Xem chi tiết tại đây

Để không tốn thời gian tìm hiểu về quy trình thủ tục ; dẫn đến phát sinh chi phí; mắc phải những sai lầm không đáng có ; tốn kém thời gian vàng bạc của cá nhân.

Lựa chọn tốt nhất chính là liên hệ CTY Thái Sơn IDB  để được tư vấn miễn phí, chi tiết, nhanh chóng, đúng luật.

CTY chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp nhằm:

  • Tư vấn mọi vấn đề thắc mắc của quý Doanh Nghiệp. (Miễn phí)
  • Ký nhận hồ sơ, giấy phép tại nhà.
  • Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đi lại.
  • Tư vấn miễn phí  tất cả các lĩnh vực liên quan.
  • Đồng hành trọn đời cùng Doanh nghiệp.

Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880505
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com