Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp tư nhân

Trong quá trình kinh doanh; bảo hộ nhãn hiệu là một trong những việc cần thiết để đảm bảo quyền lợi; và thương hiệu của doanh nghiệp. Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cũng đòi hỏi các thủ tục pháp lý khá phức tạp; và cần sự chuyên nghiệp.

Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp tư nhân

Những trường hợp doanh nghiệp tư nhân được quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Doanh nghiệp tư nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất; hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

Doanh nghiệp tư nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp; có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất; với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm; và không phản đối việc đăng ký đó.

Doanh nghiệp tư nhân là tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể; để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Doanh nghiệp tư nhân có chức năng kiểm soát; chứng nhận chất lượng; đặc tính; nguồn gốc; hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa; dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

Hai hoặc nhiều doanh nghiệp tư nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau:

– Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu; hoặc sử dụng cho hàng hoá; dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

– Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ.

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ

Tra cứu sơ bộ

Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu; doanh nghiệp tư nhân cần phải thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu một cách chính xác.

Việc này nhằm đánh giá được khả năng đăng ký nhãn hiệu của doanh nghiệp; tức là nhãn hiệu mà doanh nghiệp dự định đăng ký có bị trùng; hoặc tương tự với nhãn hiệu của một người nào khác đã đăng ký tại Việt Nam cho cùng loại sản phẩm; hoặc dịch vụ tương tự hay chưa.

Ngoài ra, việc tiến hành tra cứu khả năng đăng ký nhãn hiệu còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian; chi phí khi đăng ký và giảm thiểu rủi ro.

Doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp tra cứu thông tin về các nhãn hiệu đã có chủ sở hữu; hoặc đã được nộp đơn đăng ký từ các nguồn sau đây:

  • Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ phát hành hàng tháng;
  • Đăng bạ quốc gia và Đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu giữ tại Cục Sở hữu trí tuệ);
  • Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu hàng hóa công bố trên mạng Internet:
  1. Đối với tra cứu nhãn hiệu quốc gia: tại đây
  2. Đối với tra cứu nhãn hiệu quốc tế: tại đây.

Doanh nghiệp tư nhân cũng có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của một đại diện sở hữu công nghiệp.

Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

Sau khi thực hiện việc tra cứu sơ bộ; nếu kết quả cho thấy nhãn hiệu không trùng; hoặc tương tự với nhãn hiệu của người khác đã được đăng ký; thì doanh nghiệp tư nhân nên nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trong thời gian nhanh nhất để có ngày ưu tiên sớm. Nộp tại:

  • Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội;
  • Hoặc tại các Văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ ở Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.

Hồ sơ cũng có thể được gửi qua bưu điện tới các địa điểm tiếp nhận đơn nói trên.

Cục Sở hữu trí tuệ không gửi trả lại các tài liệu đã nộp (trừ bản gốc tài liệu nộp để kiểm tra khi đối chiếu với bản sao).

Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

  1.  Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
  2.  Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  3.  Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Ngoài các tài liệu trên, thì tùy từng trường hợp doanh nghiệp tư nhân cần bổ sung các tài liệu khác như sau:

4. Nếu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì có thêm :

– Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; hoặc Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận;

– Bản thuyết minh về tính chất; chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù; hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

– Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm; hoặc nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh; hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

– Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương cho phép sử dụng địa danh; hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương để đăng ký nhãn hiệu theo quy định tại điểm 37.7.a của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ; được sửa đổi bởi điểm h khoản 31 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương).

5. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện);

6. Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (biểu tượng, cờ, huy hiệu, con dấu…);

7. Tài liệu chứng minh quyền đăng ký; nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

8. Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên; nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.

Và các tài liệu bổ trợ khác (nếu có).

Đối với trường hợp nhãn hiệu thuộc sở hữu chung của nhiều cá nhân tổ chức thì cần lưu ý:

 

Vì văn bằng bảo hộ sẽ chỉ được cấp cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn chung; do đó, khi làm Tờ khai đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nên đánh dấu ” X” vào nội dung yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ đối với các chủ đơn khác; để Cục sở hữu trí tuệ vừa cấp văn bằng bảo hộ cho người đầu tiên trong danh sách những người nộp đơn; vừa cấp phó văn bằng bảo hộ cho những người thuộc sở hữu chung khác.

Trường hợp, khi làm hồ sơ đăng ký cấp văn bằng bảo hộ không yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ cho những chủ sở hữu khác; thì các chủ sở hữu chung khác có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ cấp phó bản văn bằng bảo hộ nhãn hiệu; với điều kiện phải nộp lệ phí cấp phó bản.

*(Phó bản văn bằng bảo hộ này có giá trị tương đương với văn bằng bảo hộ).

Để yêu cầu cấp phó bản văn bằng bảo hộ, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các tài liệu sau đây:

  1.  Tờ khai cấp phó bản văn bằng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp (mẫu 03-PBVB/GCN quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Thông tư 16/2016/TT-BKHCN).
  2.  Hai (02) mẫu nhãn hiệu.
  3. Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho cá nhân hoặc Giấy ủy quyền nộp hồ sơ yêu cầu cấp phó văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho tổ chức (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện).
  4.  Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

Thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Thẩm định hình thức:

01 tháng từ ngày nhận đơn;

Đơn bị coi là có thiếu sót trong các trường hợp sau đây: 

Trường hợp 1:

Đơn không đáp ứng các yêu cầu đối với đơn nêu tại điểm 7.2 của Thông tư Thông tư 01/2007/TT-BKHCN được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 của Thông tư 16/2016/TT-BKHCN

  • Không đủ số lượng bản của một trong số các loại tài liệu bắt buộc phải có;
  • Đơn không thỏa mãn tính thống nhất;
  • Đơn không đáp ứng các yêu cầu về hình thức trình bày;
  • Đơn đăng ký nhãn hiệu không ghi rõ loại nhãn hiệu được đăng ký, thiếu phần mô tả nhãn hiệu;
  • Không phân loại sáng chế, kiểu dáng công nghiệp; hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, hoặc phân loại không chính xác;
  • Thiếu bản dịch tài liệu hưởng quyền ưu tiên (nếu cần);
  • Thông tin về người nộp đơn tại các tài liệu không thống nhất với nhau; hoặc bị tẩy xóa hoặc không được xác nhận theo đúng quy định…);
Trường hợp 2:
  • Chưa nộp đủ lệ phí nộp đơn,
  • Phí công bố đơn,
  • Phí thẩm định đơn và phí tra cứu thông tin phục vụ thẩm định,
  • Trừ phí thẩm định nội dung đối với đơn đăng ký sáng chế; nếu trong đơn không có yêu cầu thẩm định nội dung;
Trường hợp 3:

Không có giấy ủy quyền hoặc giấy ủy quyền không hợp lệ (nếu đơn nộp thông qua đại diện).

– Công bố đơn: 

02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

– Thẩm định nội dung đơn: 

Không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.

*Lưu ý

Doanh nghiệp sau khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; và đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu thì có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu đó.

Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ 05 năm trở lên; thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.

Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp

Thay vì việc tốn thời gian tìm hiểu về quy trình thủ tục; dẫn đến phát sinh chi phí, mắc phải những sai lầm không đáng có; tốn kém thời gian vàng bạc của cá nhân.

Lựa chọn tốt nhất – nhanh chóng nhất chính là liên hệ một đơn vị chuyên nghiệp; trong lĩnh vực hỗ trợ và tư vấn doanh nghiệp.

Công ty TNHH Thái Sơn IDB là một trong những công ty hỗ trợ doanh nghiệp uy tín hàng đầu; tư vấn hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ tận tình

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880505
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com