Có nhiều lí do mà các hộ kinh doanh phải tạm ngưng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian. Tuy nhiên, tạm dừng bao lâu thì cần phải thông báo?
“Tạm ngừng kinh doanh (TNKD) 30 ngày liệu có cần phải thông báo cho cơ quan nhà nước hay không?” cũng là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp.
Thông báo cho cơ quan nhà nước khi quyết định tạm dừng kinh doanh
Căn cứ theo Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc tạm dừng kinh doanh:
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên; hộ kinh doanh phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Trở lại kinh doanh trước hạn đã thông báo
Trường hợp hộ kinh doanh tạm dừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo; hộ kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Kèm theo thông báo phải có bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình; về việc đăng ký tạm ngừng kinh doanh; hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với trường hợp; các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
Sau khi tiếp nhận thông báo; Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận hồ sơ cho hộ kinh doanh.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp Giấy xác nhận về việc; hộ kinh doanh đăng ký tạm ngừng kinh doanh; Giấy xác nhận về việc hộ kinh doanh đăng ký tiếp tục kinh doanh; trước thời hạn đã thông báo cho hộ kinh doanh.
Kết luận
Như vậy, theo quy định nếu trên; nếu bạn tạm ngừng kinh doanh dưới 30 ngày; thì không phải thực hiện thông báo với cơ quan nhà nước.
Trường hợp bạn ngừng kinh doanh từ 30 ngày trở lên; thì phải thực hiện thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; nơi đã đăng ký kinh doanh và Cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
Tạm ngừng kinh doanh không thông báo với cơ quan nhà nước có bị xử phạt gì không?
Theo Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh như sau:
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
b) Thay đổi chủ hộ kinh doanh; nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh; đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo; nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
d) Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
đ) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo ; hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
e) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh; nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;
g) Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm; nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh; cơ quan thuế; cơ quan quản lý thị trường.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế; thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
Buộc thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều này.
Lưu ý
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, thì mức phạt tiền quy định trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Mọi thông tin chi tiết liên hệ:
CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN: 3702.880505
Hotline: 0819.880505
Website: doanhnghiepbd.com
Email: thutuc.gpkd@gmail.com