Tình hình đăng ký doanh nghiệp hai tháng đầu năm 2023 ra sao?

Tình hình đăng ký doanh nghiệp hai tháng đầu năm tại Việt Nam; có nhiều thay đổi so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng đánh giá sơ lược số lượng doanh nghiệp đăng ký mới; tái gia nhập và doanh nghiệp giải thể.

Tình hình đăng ký doanh nghiệp đầu năm 2023

Sơ lược tình hình đăng ký doanh nghiệp đầu năm 2023

Số doanh nghiệp gia nhập thị trường trong 2 tháng đầu năm 2023 giảm 3% so với cùng kỳ năm 2022

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2023 giảm 18,6% so với cùng kỳ năm vừa qua.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp gia nhập giảm nhưng giải thể tăng

So sánh với cùng kỳ các năm trước có thể thấy; tình hình doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường trong 2 tháng đầu năm 2023 dù vẫn có những tín hiệu khả quan; nhưng lại sụt giảm so với cùng kỳ năm vừa rồi.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này do:

  • Những ảnh hưởng bởi lạm phát và tình hình khủng hoảng kinh tế;
  • Chính trị biến động phức tạp;
  • Thảm họa thiên nhiên trên thế giới đã tạo ra những tác động không nhỏ cho nền kinh tế nước ta nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng;
  • Kinh tế trong nước gặp khó khăn, đặc biệt là việc tiếp cận nguồn vốn của các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp thành lập mới

Số doanh nghiệp thành lập mới trong 2 tháng đầu năm 2023 là 19.684 doanh nghiệp

Tuy có sụt giảm so với cùng kỳ năm 2022, nhưng vẫn cao hơn so với cùng kỳ năm 2021 trở về trước.

Số vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới là 164.665 tỷ đồng (giảm 40,7% so với cùng kỳ năm 2022)

Vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 2 tháng đầu năm 2023 đạt 8,4 tỷ đồng; giảm 38,9% so với cùng kỳ năm 2022. (Đây cũng là mức thấp nhất trong giai đoạn 2 tháng đầu năm kể từ năm 2017 đến nay.)

Doanh nghiệp quay trở lại hoạt động

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong 2 tháng đầu năm 2023 là 18.178 doanh nghiệp. Tuy giảm so với năm 2022, nhưng vẫn cao gấp 1,5 lần mức bình quân giai đoạn 2018-2022 (12.476 doanh nghiệp).

Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng ở 3/17 lĩnh vực, gồm:

  •  Hoạt động dịch vụ khác (528  doanh nghiệp, tăng 127,6%); 
  • Sản xuất phân phối, điện, nước, gas (304 doanh nghiệp, tăng 93,6%);
  •  Giáo dục và đào tạo (528 doanh nghiệp, tăng 16%).

Các lĩnh vực còn lại ghi nhận số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động giảm, cụ thể:

  •  Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (167 doanh nghiệp, giảm 2,3%);
  •  Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (77 doanh nghiệp; giảm 4,9%); 
  • Thông tin và truyền thông (375 doanh nghiệp, giảm 12,2%);
  •  Khoa học, công nghệ; dịch vụ tư vấn, thiết kế; quảng cáo và chuyên môn khác (1.294 doanh nghiệp, giảm 12,7%);
  •  Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (170 doanh nghiệp, giảm 13,7%); 
  • Kinh doanh bất động sản (608 doanh nghiệp, giảm 18,8%); 
  • Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (6.780 doanh nghiệp; giảm 21%); 
  • Dịch vụ việc làm; du lịch; cho thuê máy móc thiết bị, đồ dùng và các dịch vụ hỗ trợ khác (965 doanh nghiệp, giảm 21,5%); 
  • Vận tải kho bãi (856 doanh nghiệp, giảm 22,8%); 
  • Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (243 doanh nghiệp, giảm 22,9%);
  •  Xây dựng (2.258 doanh nghiệp, giảm 23,9%); 
  • Dịch vụ lưu trú và ăn uống (965 doanh nghiệp, giảm 26,6%); 
  • Khai khoáng (128 doanh nghiệp, giảm 27,3%); 
  • Công nghiệp chế biến, chế tạo (1.932 doanh nghiệp, giảm 28,3%).

Doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường

Trong 2 tháng đầu năm 2023 có 51.401 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Trong đó, phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 75,4%)

Số lượng doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 38.772 doanh nghiệp, tăng 18,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Phần lớn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong 2 tháng đầu năm 2023 có thời gian hoạt động ngắn, dưới 5 năm với 18.969 doanh nghiệp (chiếm 48,9%); tập trung chủ yếu ở quy mô nhỏ (dưới 10 tỷ đồng) với 34.995 doanh nghiệp (chiếm 90,3%, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2022).

Số doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể là 9.424 doanh nghiệp; tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2022. Các doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở quy mô vốn dưới 10 tỷ đồng; với 8.365 doanh nghiệp (chiếm 88,8%, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022).

Số doanh nghiệp giải thể là 3.205 doanh nghiệp, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2022.

Trong đó, có 07/17 ngành kinh doanh chính có số lượng doanh nghiệp giải thể tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Phần lớn doanh nghiệp giải thể trong 2 tháng đầu năm 2023;có thời gian hoạt động ngắn (dưới 5 năm) với 2.317 doanh nghiệp (chiếm 72,3%); và tập trung chủ yếu ở quy mô vốn từ 0 – 10 tỷ đồng; với 2.745 doanh nghiệp (chiếm 85,6%, giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2022).

Cơ sở thông tin số liệu

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880505
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com