Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh thì có phải đóng thuế và lệ phí môn bài không?

166 lượt thích

Văn phòng đại diện (VPĐD) có phải đống thuế hay lệ phí nào không? cũng là thắc mắc của nhiều doanh nghiệp.


Văn phòng đại diện không hoạt động sản xuất, kinh doanh thì có phải đóng thuế và lệ phí môn bài không?

Văn phòng đại diện là gì?

Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về VPĐD như sau:

VPĐD là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp; có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp; và bảo vệ các lợi ích đó.

Và VPĐD không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Thuế doanh nghiệp là gì?

Là khoản thuế mà các doanh nghiệp phải nộp cho nhà nước dựa trên số lợi nhuận đạt được từ hoạt động kinh doanh.

Lệ phí môn bài là gì?

Là khoản phí doanh nghiệp phải đóng cho nhà nước theo định kỳ hàng năm; không phụ thuộc vào lợi nhuận đạt được.

Lệ phí môn bài được sử dụng để quản lý doanh nghiệp và tài sản của họ, cũng như để thu hút đầu tư và đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Vậy VPĐD có phải đóng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Căn cứ Điều 3 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 ; được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 về thuế sửa đổi 2014 ; quy định về thu nhập chịu thuế:

1. Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa; dịch vụ và thu nhập khác quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Thu nhập khác bao gồm:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn

chuyển nhượng quyền góp vốn

  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Chuyển nhượng dự án đầu tư

Chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư

Chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản

  • Thu nhập từ quyền sử dụng tài sản

Quyền sở hữu tài sản,

Kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật

  • Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản, trong đó có các loại giấy tờ có giá
  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ
  • Khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi được
  • Khoản thu từ nợ phải trả không xác định được chủ
  • Khoản thu nhập từ kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác.

Theo đó, văn phòng đại diện của công ty bạn không thực hiện hoạt động sản xuất; kinh doanh mà chỉ mang tính chất đại diện cho doanh nghiệp; nên không phát sinh nghĩa vụ thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nếu VPĐD có sử dụng lao động thì sao?

Theo quy định tại Điều 19 Thông tư 80/2021/TT-BTC

Trường hợp doanh nghiệp có thành lập chi nhánh; VPĐD; địa điểm kinh doanh tại tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính; và doanh nghiệp chi trả tập trung cho người lao động làm việc tại chi nhánh; văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh này thì doanh nghiệp phải:

– Khấu trừ thuế và kê khai thuế TNCN từ tiền lương; tiền công tập trung tại trụ sở chính.

– Phải lập bảng phân bổ thuế cho các địa phương nơi người lao động làm việc.

– Nộp hồ sơ khai thuế, bảng phân bổ cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.

Kết luận: Nếu VPĐD của bạn có sử dụng lao động; thì công ty của bạn phải thực hiện nghĩa vụ khấu trừ; kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân như quy định trên.

Vậy VPĐD có phải đóng lệ phí môn bài không?

Căn cứ quy định trên, VPĐD của doanh nghiệp vẫn thuộc chủ thể nộp lệ phí môn bài.

  • Tuy nhiên, căn cứ theo Công văn 1279/TCT-CS năm 2017 của Tổng cục Thuế quy định về lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, như sau:

Có 2 trường hợp như sau:

+ Nếu VPĐD có hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa; dịch vụ thì phải nộp lệ phí môn bài;

+ Nếu VPĐD không hoạt động sản xuất; kinh doanh hàng hóa; dịch vụ thì không phải nộp lệ phí môn bài.

Như vậy, do VPĐD công ty bạn không hoạt động sản xuất, kinh doanh nên văn phòng đại diện của bạn không phải nộp lệ phí môn bài.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880505
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com

 

 

Bài viết liên quan
Menu