Thủ tục đăng ký giấy phép môi trường

Môi trường là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay.

Để bảo vệ môi trường và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh không gây hại, việc đăng ký giấy phép môi trường là bước cần thiết.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn về thủ tục đăng ký giấy phép môi trường và quy trình cần thiết.

Nội dung giấy phép môi trường cần những gì?

Tại Điều 40 Luật bảo vệ môi trường 2020 quy định nội dung giấy phép môi trường được quy định như sau:

  1. Thông tin cơ bản cấp giấy phép môi trường
    1. Gồm những thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;
    2. Nội dung cấp phép môi trường
    3. Yêu cầu bảo vệ môi trường
    4. Thời hạn của giấy phép môi trường
    5. Nội dung khác(Nếu có)
  2. Nội dung cấp giấy phép môi trường
    1. Nguồn phát sinh nước thải
      1. Lưu lượng nước thải tối đa
      2. Dòng nước thải
      3. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải
      4. Vị trí, phương thức và nguồn tiếp nhận nước thải
    2. Nguồn phát sinh khí thải
      1. Lưu lượng khí thải tối đa
      2. Dòng khí thải
      3. Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khíthải
      4. Vị trí, phương thức và nguồn tiếp nhận khí thải
    3. Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn dối với tiếng ồn, độ rung
    4. Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại
      1. Mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý
      2. Số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư
      3. Cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải
    5. Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư
      1. Cơ sở có nhập phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất
  3. Yêu cầu về bảo vệ môi trường bao gồm:
    1. Có công trình, biện pháp thu gom, xử lý nước thải, khí thải, giảm thiểu tiếng ồn, độ rung đáp ứng yêu cầu
    2. Trường hợp xả nước vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu về bảo vệ môi trường đối với công trình thủy lợi
    3. Có biện pháp, hệ thống, công trình, thiết bị lưu giữ, vận chuyển, trung chuyển, sơ chế, xử lý đáp ứng yêu cầu quy trình kỹ thuật và quản lý đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
    4. Có kho, bãi lưu giữ phế liệu đáp ứng quy định; hệ thống thiết bị tái chế; phương án xử lý tạp chất; phương án tái xuất đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
    5. Có kế hoạch quản lý và giám sát môi trường, kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; trang thiết bị, công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, quan trắc môi trường;
    6. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại
    7. Cải tạo, phục hồi môi trường; bồi hoàn đa dạng sinh học theo quy định của pháp luật;
    8. Yêu cầu khác về bảo vệ môi trường (Nếu có).

Hồ sơ và quy trình đăng ký giấy phép môi trường

Về thành phần hồ sơ:
  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường
  • Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
  • Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
Về trình tự, thủ tục cấp giấy phép
  • Chủ dự án đầu tư, cơ sở gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ được gửi trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện
  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và kiểm tra và đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ. Công khai nội dung báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
  • Quy trình tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và thông báo được thực hiện trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện
  • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở có hoạt động xả nước thải vào công trình thủy lợi
    • Cơ quan cấp phép phải lấy ý kiến bằng văn bản và đạt được sự đồng thuận của cơ quan nhà nước quản lý công trình thủy lợi đó
  • Trường hợp dự án đầu tư, cơ sở nằm trong khu công nghiệp
    • Cơ quan cấp phép phải lấy ý kiến bằng văn bản của chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp

Dịch vụ đăng ký giấy phép môi trường tại Bình Dương

Là thủ tục liên quan đến nhiều cơ quan thẩm quyền khác nhau. Đòi hỏi yếu tố kỹ thuật và hồ sơ chặt chẽ, phải liên hệ làm việc, di chuyển liên tục giữa các bên. Vì thế yêu cầu phải xử lý tốt từng khâu, không được xảy ra sai sót và tiêu tốn rất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Để tiết kiệm thời gian tìm hiểu thủ tục, tìm hiểu quy trình cũng như thành phần hồ sơ, Dịch vụ đăng ký giấy phép môi trường của chúng tôi chính là giải pháp tối ưu dành cho doanh nghiệp

Dịch vụ của chúng tôi sẽ gồm những công việc sau
  • Tiếp nhận thông tin của dự án đầu tư, cơ sở
  • Tiến hành khảo sát, đo lường mật độ nước thải, khí thải, tiếng ồn và độ rung của dự án
  • Chuẩn bị thành phần hồ sơ liên quan
  • Lên đề án bảo vệ môi trường và phương thức xử lý
  • Liên hệ các cơ quan có thẩm quyền liên quan
  • Xử lý công việc, báo cáo tiến trình
  • Hoàn thành công việc và bàn giao

Xem thêm:

Hỗ trợ doanh nghiệp với Dịch vụ của Thái Sơn IDB

Xem chi tiết tại đây

Để không tốn thời gian tìm hiểu về quy trình thủ tục ; dẫn đến phát sinh chi phí; mắc phải những sai lầm không đáng có ; tốn kém thời gian vàng bạc của cá nhân.

Lựa chọn tốt nhất chính là liên hệ CTY Thái Sơn IDB  để được tư vấn miễn phí, chi tiết, nhanh chóng, đúng luật.

CTY chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp nhằm:

  • Tư vấn mọi vấn đề thắc mắc của quý Doanh Nghiệp. (Miễn phí)
  • Ký nhận hồ sơ, giấy phép tại nhà.
  • Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đi lại.
  • Tư vấn miễn phí  tất cả các lĩnh vực liên quan.
  • Đồng hành trọn đời cùng Doanh nghiệp.

Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880505
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com