Thủ tục chấm dứt hoạt động Hộ kinh doanh như thế nào?

128 lượt thích

Khi một Hộ kinh doanh (HKD) không còn hoạt động; việc chấm dứt hoạt động là bước quan trọng để đảm bảo tuân thủ pháp luật; và tránh các vấn đề pháp lý trong tương lai.

Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh; HKD phải gửi hồ sơ về việc chấm dứt hoạt động đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; nơi đã đăng ký hộ kinh doanh để thông báo về việc chấm dứt hoạt động.

Thủ tục chấm dứt hoạt động Hộ kinh doanh như thế nào?

Lý do doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh

Không còn quy mô kinh doanh:

Doanh nghiệp có thể quyết định chấm dứt hoạt động khi không còn đủ khả năng; hoặc nguồn lực để duy trì hoạt động kinh doanh hiện tại.

Điều này có thể do thiếu vốn; sự cạnh tranh khốc liệt; hoặc thay đổi trong môi trường kinh doanh.

Thay đổi chiến lược:

Một doanh nghiệp có thể quyết định chấm dứt hoạt động HKD nếu họ muốn chuyển đổi sang mô hình kinh doanh khác; hoặc tập trung vào lĩnh vực hoạt động khác.

Việc thay đổi chiến lược có thể do sự phát triển của công ty; hoặc thay đổi trong nhu cầu thị trường.

Vấn đề tài chính:

Khi doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính nghiêm trọng và không thể khắc phục; chấm dứt hoạt động có thể là lựa chọn cuối cùng. Điều này có thể do thua lỗ liên tục; không có nguồn tài trợ, hoặc nợ quá nặng.

Thay đổi chủ sở hữu:

Trong trường hợp doanh nghiệp được sở hữu bởi cá nhân hoặc các cổ đông; một sự thay đổi trong cấu trúc sở hữu có thể dẫn đến quyết định chấm dứt hoạt động.

Điều này có thể xảy ra khi một chủ sở hữu muốn rời bỏ doanh nghiệp; hoặc khi có sự thay đổi trong quyền lực quản lý.

Vấn đề pháp lý:

Có những trường hợp khi doanh nghiệp không tuân thủ được các quy định pháp luật; hoặc gặp vấn đề pháp lý nghiêm trọng.

Trong những tình huống này, chấm dứt hoạt động có thể là một biện pháp để tránh các hậu quả pháp lý tiềm tàng.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

1. Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh (mẫu Phụ lục III-5 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT)

2. Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

3. Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế của Cơ quan thuế;

4. Bản sao hợp lệ Biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;

5. Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là cá nhân thành lập hoặc người đại diện của hộ gia đình thành lập hộ kinh doanh.

6. Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có).

Nơi nộp hồ sơ:

Phòng Tài chính – Kế hoạch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh

Lưu ý:

– Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ; gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh; trừ trường hợp HKD và chủ nợ có thỏa thuận khác.

– Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ; và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của HKD.

Hỗ trợ doanh nghiệp với Dịch vụ của Thái Sơn IDB

Xem chi tiết tại đây

Để không tốn thời gian tìm hiểu về quy trình thủ tục ; dẫn đến phát sinh chi phí; mắc phải những sai lầm không đáng có ; tốn kém thời gian vàng bạc của cá nhân.

Lựa chọn tốt nhất chính là liên hệ CTY Thái Sơn IDB  để được tư vấn miễn phí, chi tiết, nhanh chóng, đúng luật.

CTY chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp nhằm:

  • Tư vấn mọi vấn đề thắc mắc của quý Doanh Nghiệp. (Miễn phí)
  • Ký nhận hồ sơ, giấy phép tại nhà.
  • Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đi lại.
  • Tư vấn miễn phí  tất cả các lĩnh vực liên quan.
  • Đồng hành trọn đời cùng Doanh nghiệp.

Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880505
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com

Bài viết liên quan
Menu