So sánh giữa tách và chia doanh nghiệp.

298 lượt thích

Tách và chia doanh nghiệp đều là hình thức tổ chức lại công ty; giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Vậy giữa chia, tách công ty có những điểm giống và khác nhau nào?

So sánh giữa tách và chia doanh nghiệp.

Thế nào là chia doanh nghiệp?

Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có; để thành lập hai hoặc nhiều công ty mới

Thế nào là tách doanh nghiệp?

Công ty TNHH, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có; để thành lập một hoặc một số công ty TNHH, công ty cổ phần mới mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

So sánh giữa chia và tách công ty

Giống nhau

Đều là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp.

Đối tượng đều là công ty TNHH và công ty cổ phần.

Các công ty sau khi bị chia, tách đều cùng loại hình với công ty trước đó.

Sau khi chia, tách công ty thì các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ; các khoản nợ chưa thanh toán; hợp đồng lao động; và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, tách.

Thủ tục chia tách gần giống nhau.

Khác nhau

Chia công ty (A= B + C)

Cách thức thực hiện:

Chia các tài sản, quyền và nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có vào các công ty mới.

Hệ quả pháp lý:

Sau khi các công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì công ty bị chia chấm dứt tồn tại.

Trách nhiệm pháp lí:

Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ; các khoản nợ chưa thanh toán; hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia; hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện nghĩa vụ này.

Các công ty mới đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền; nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết; quyết định chia công ty.

Căn cứ tại Điều 198 Luật Doanh nghiệp 2020.

Tách công ty (A = A + B)

Cách thức thực hiện:

Chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ, thành viên, cổ đông của công ty hiện có; vào công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.

Hệ quả pháp lý:

Cả công ty tách và bị tách đều tồn tại hoạt động sau khi thực hiện tách công ty.

Trách nhiệm pháp lí:

Công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ; các khoản nợ chưa thanh toán; hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp; được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.

Căn cứ tại điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020.

Hỗ trợ doanh nghiệp với Dịch vụ của Thái Sơn IDB

Xem chi tiết tại đây

Để không tốn thời gian tìm hiểu về quy trình thủ tục ; dẫn đến phát sinh chi phí; mắc phải những sai lầm không đáng có ; tốn kém thời gian vàng bạc của cá nhân.

Lựa chọn tốt nhất chính là liên hệ CTY Thái Sơn IDB  để được tư vấn miễn phí, chi tiết, nhanh chóng, đúng luật.

CTY chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp nhằm:

  • Tư vấn mọi vấn đề thắc mắc của quý Doanh Nghiệp. (Miễn phí)
  • Ký nhận hồ sơ, giấy phép tại nhà.
  • Tiết kiệm chi phí cũng như thời gian đi lại.
  • Tư vấn miễn phí  tất cả các lĩnh vực liên quan.
  • Đồng hành trọn đời cùng Doanh nghiệp.

Mọi Chi Tiết Xin Liên Hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880505
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com

Bài viết liên quan
Menu