Các lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương

 

Khi thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương cần có những lưu ý gì? Đặt tên công ty như thế nào cho hợp lí? cũng là thắc mắc của nhiều doanh nhân đang chuẩn bị thành lập công ty. Sau đây, chúng tôi có nhiều lưu ý muốn gửi đến các bạn.

"<yoastmark

Quy tắc đặt tên công ty khi thành lập doanh nghiệp tại Bình Dương

Tên doanh nghiệp gồm có 4 loại:

  • Tên tiếng Việt
  • Tên tiếng việt viết tắt
  • Tên tiếng Anh
  • Tên tiếng anh viết tắt

Tên tiếng Việt

Gồm hai phần: loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp

  1. Loại hình doanh nghiệp : có 4 loại

2. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Tên tiếng nước ngoài

– Có thể đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài theo hệ chữ La-tinh

-Tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

-Những hệ thống ngôn ngữ không phải hệ chữ La-tinh sẽ không được chấp nhận (ví dụ hệ chữ viết mang tính tượng hình tượng thanh như Kana của Nhật, chữ Hán, chữ Ả Rập…sẽ không được chấp nhận).

Tên viết tắt

Tên viết tắt của doanh nghiệp phải được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

Lưu ý, có những điều bị cấm khi đặt tên doanh nghiệp

Đặt tên trùng với tên của công ty đã đăng ký

Cụ thể: Tên trùng là tên tiếng Việt của công ty đề nghị đăng ký được viết hoàn toàn giống với tên tiếng Việt của công ty khác đã đăng ký trước đó.

 Đặt tên gây nhầm lẫn với tên của công ty đã đăng ký, gồm:

  • Tên tiếng Việt của công ty được đọc giống tên công ty đã đăng ký.
  •  Tên viết tắt của công ty  trùng với tên viết tắt của công ty đã đăng ký.
  • Tên nước ngoài của công ty trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của công ty đã đăng ký.
  • Tên riêng của công ty chỉ khác với tên riêng của công ty cùng loại đã đăng ký bởi một số tự nhiên, một số thứ tự , một chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, chữ F, J, Z, W,  ký hiệu “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”; được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của công ty đó.
  • Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của doanh nghiệp đã đăng ký
  • Tên riêng của doanh nghiệp chỉ khác với tên riêng của doanh nghiệp cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”.
  • Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
  • Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Quy định về trụ sở chính

Được phép đặt trụ sở chính ở đâu?

Trụ sở chính phải có địa chỉ cụ thể ( số nhà, đường phố, khu phố / ấp/ thôn / xóm, phường, quận, tỉnh/ thành phố)

Không được đặt ở chung cư có mục đích là để ở (theo quy định khoản 3 điều 3 luật nhà ở năm 2014)

Trường hợp căn hộ nằm trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp và căn hộ đó thuộc khu vực được phép kinh doanh thì mới có thể sử dụng để làm trụ sở doanh nghiệp.

Quy định về biển treo tại trụ sở

Biển hiệu của doanh nghiệp phải được treo ở cổng chính hoặc mặt trước của trụ sở, và phải chứa các thông tin sau:

– Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).

– Tên doanh nghiệp theo đúng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

– Địa chỉ, số điện thoại.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 52 của Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có hành vi không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính thì sẽ bị xử phạt 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng và buộc phải gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính.

Còn có các điều kiện khác về trụ sở chính

Đối với những doanh nghiệp hoạt động các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, ngoài việc tuân thủ các quy định nêu trên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp còn phải đáp ứng một số điều kiện theo từng ngành nghề cụ thể. 

xem chi tiết tại đây

Quy định về ngành nghề kinh doanh

Căn cứ tại khoản 1 Điều 7 Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền: “Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.”

Đồng thời khoản 1,2,3 Điều 8 Luật doanh nghiệp 2020 cũng quy định doanh nghiệp có nghĩa vụ:

  •  Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
  • Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký công ty thay đổi đăng ký kinh doanh, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của công ty, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của luật này.
  • Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký công ty và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.”

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thông báo tới cơ quan kinh doanh.

Đồng thời, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì doanh nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật và duy trì điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.

Những ngành nghề bị pháp luật cấm

– Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật đầu tư 2020

– Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật đầu tư 2020;

– Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật đầu tư 2020;

– Kinh doanh mại dâm;

– Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

– Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

– Kinh doanh pháo nổ;

– Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Quy định về vốn điều lệ

Vốn điều lệ là gì?

Là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh

Là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Góp vốn thành lập công ty có những quy định gì?

theo luật doanh nghiệp 2020

Góp vốn đúng thời hạn quy định

 Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản.

Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.

Xử lý khi thành viên chưa góp vốn đúng thời hạn quy định

1.Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:

  • Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
  • Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
  •  Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.

2.Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết; công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ; tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày; kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh; trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.

Quy định về người đại diện cho pháp luật

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm sau đây:

+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực; cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

+ Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị; chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

+ Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình; người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định của Luật này.

– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp; do vi phạm trách nhiệm quy định nêu trên.

Muốn biết thêm thông tin chi tiết, xin liên hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880505
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com