Thế nào là phá giá? giảm giá sản phẩm có phải là bán phá giá hay không?

Trong thời buổi kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, một người mua, trăm người bán. Nhiều doanh nghiệp sử dụng cách giảm giá mạnh để thu hút khách hàng.

Vậy cách làm đó có phải là đang bán phá giá (BPG) hay không?

Thế nào là phá giá? giảm giá sản phẩm có phải là bán phá giá hay không?

Ví dụ điển hình của việc bán phá giá.

Mới đây một vụ việc gây tranh cãi đối với sản phẩm dầu gội của Công ty dược phẩm Hoa Linh; đồng loạt bị các nhà thuốc, đối tác đòi trả hàng vì sợ mất uy tín.

Cụ thể, theo Báo Tuổi Trẻ ghi nhận loại đầu gội này được bán với giá phổ biến từ 60.000 – 79.000 đồng chai 200ml. Nhiều khách hàng tới thắc mắc sao livestream bán giá 11.000 và 18.000 đồng; mà giá dầu gội Nguyên Xuân tại tiệm thuốc bán đắt vậy.

Chỉ một sản phẩm lệch giá, khách có thể suy ra các sản phẩm khác cũng có vấn đề; từ đó nghi ngờ uy tín của nhà thuốc. Sau livestream của công ty này kết hợp với một hot Tiktoker báo giá tại thời điểm đó; rất nhiều khách hàng đến bày tỏ bất bình về giá bán chênh lệch.

Sau buổi livestream bán hàng trên, làn sóng phản ứng gay gắt từ các nhà bán lẻ; đại lý thuốc ngày càng dữ dội. Dược phẩm Hoa Linh đã đăng thư xin lỗi khách hàng trên trang mạng xã hội; phân trần việc giá rẻ chỉ là chính sách khuyến mãi trong thời gian livestream.

Tuy nhiên, nhiều người chưa “hài lòng” với lời xin lỗi này.

Bán phá giá là gì?

BPG là hành vi bán hàng hóa; hoặc dịch vụ có giá thấp hơn so với mức giá thông thường trên thị trường; mục đích là chiếm ưu thế về thị phần so với các đối thủ cùng phân khúc.

Hiện nay, vẫn chưa có văn bản nào giải thích thuật ngữ “bán phá giá” là gì; tuy nhiên có thể hiểu việc BPG thị trường được hiểu là; doanh nghiệp bán hàng hoá ra thị trường với giá bán thấp hơn giá sản xuất.

Việc BPG có thể mang đến nhiều rủi ro, thậm chí là lỗ nặng. Dù vậy, nhiều doanh nghiệp vẫn thực hiện nhằm tiêu diệt đối thủ.

Trong kinh doanh, việc hạ giá thành cũng được coi là một trong những hình thức nhằm đẩy mạnh tốc độ bán hàng cũng như tăng doanh thu cho doanh nghiệp; nhưng nếu nhằm mục đích đánh bại đối thủ, chiếm lĩnh thị trường sẽ bị coi là BPG.

Tại khoản 2 Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có quy định hàng hóa được xác định bị BPG khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường; là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu; hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường; hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.

Việc này được xem là cạnh tranh không lành mạnh.

Bán giảm giá có bị xem là BPG?

Việc doanh nghiệp bán hàng; cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng; cung ứng dịch vụ trước đó; được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã thông báo (khuyến mại bằng hình thức giảm giá); phải đảm bảo:

– Mức giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ thời điểm nào; phải quy định mức giảm giá tối đa không được vượt quá 50% giá hàng hóa, dịch vụ đó ngay trước thời gian khuyến mại.

– Không được giảm giá trong trường hợp giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc diện Nhà nước định giá cụ thể.

– Không được giảm giá xuống thấp hơn mức giá tối thiểu trong trường hợp giá thuộc diện Nhà nước quy định khung giá hoặc quy định giá tối thiểu.

– Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức khuyến mại này để BPG

– Tổng thời gian thực hiện khuyến mại bằng hình thức giảm giá đối với một loại nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ không được vượt quá 120 ngày trong một năm; không bao gồm thời gian thực hiện khuyến mại của các chương trình khuyến mại bằng hình thức giảm giá; trong khuôn khổ các chương trình khuyến mại tập trung và các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Mọi Thắc Mắc Xin Liên Hệ:

CÔNG TY TNHH THÁI SƠN IDB
” Đồng Hành Cùng Phát Triển”
MSDN3702.880505
Hotline0819.880505
   Websitedoanhnghiepbd.com
    Emailthutuc.gpkd@gmail.com